Kỹ năng tư duy phản biện
Tư duy phản biện – kỹ năng mềm không thể thiếu
Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lôgíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.
Dựa vào những nghiên cứu gần đây, các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng trường học nên tập trung hơn vào việc dạy học sinh tư duy phản biện. Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Đó có thể tóm tắt là quá trình tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính chính xác của thông tin.
Tư duy phản biện hiện đã trở thành một từ khóa thông dụng trong lĩnh vực giáo dục hiện nay. Trong quá khứ, bài giảng của giáo viên chủ yếu được tập trung vào nội dung và kiến thức, nhưng trong những năm gần đây, xu hướng giáo dục của các nước tiên tiến đã thay đổi và tư duy phản biện bắt đầu được chú ý phát triển nhiều hơn. Tư duy phản biện là kỹ năng suy nghĩ vượt lên trên những phân tích và logic theo lối mòn thông thường.
Nói cách khác, tư duy phản biện là biết cách suy nghĩ như thế nào, chứ không phải là suy nghĩ về cái gì. Dưới đây là một vài gợi ý để bạn có thể rèn luyện cách tư duy phản biện ngay tại nhà.
1.Tự thân phản biện và ngoại thân phản biện
Có một số những phát biểu được cấu hình dưới dạng một tiên đề nhưng thực ra lại là một nhận định cá nhân sai lầm (nguỵ biện).
Tư duy phản biện không chắc đã dẫn đến một kết luận chính xác. Thứ nhất là vì không ai có thế có toàn bộ thông tin chính xác. Thật vậy, những tin tức quan trọng thưòng được bảo mật rất cẩn thận và có rất nhiều thông tin còn chưa được khám phá hết. Bên cạnh đó, thành kiến có thể ngăn chặn sự thành công của việc tập trung, phân tích, đánh giá và truyền đạt thông tin. Tư duy phản biện có thể phân biệt, nhưng không thể tách rời khỏi cảm quan.
Kết luận đưa ra phải đơn giản và ngắn gọn.
- Kĩ năng sơ đồ hoá ý kiến
Sơ đồ ý (mind-map) là một dụng cụ hữu hiệu trong việc tổ chức và đánh giá thông tin bởi nó giúp định vị luận điểm/luận cứ một cách rõ ràng.
Khi thu nhận được một thông tin, điều cần trước tiên là hiểu rõ nội dung thông tin đó, về ai, về điều gì, liên quan đến những vấn đề gì, lĩnh vực nào. Tiếp theo, dựa trên những cơ sở khoa học và lôgic, đặt ra các câu hỏi như : tại sao lại khẳng định là A mà không phải là B, trong khi B cũng có các khả năng như A. Nếu là B thì khi đó sẽ có kết quả là B1, kết quả này có giống kết quả A1 của khả năng A không. Nếu có giống thì sẽ rút ra kết luận như thế nào, và nếu không giống thì lý do là ở đâu…
- Kĩ năng tránh tính thiên vị
Tính thiên vị là một đặc tính có trong tiềm thức của con người mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra.
Thay vì hỏi: “Điều này mâu thuẫn với điều mà tôi tin tưởng như thế nào?” hãy hỏi rằng: “Điều này có nghĩa là gì?”
Trong những bước đầu tiên của việc thu thập và đánh giá thông tin, đừng đưa ngay ra một kết luận (đặc biệt khi đang đọc tiểu thuyết hoặc xem phim) bởi việc làm này sẽ đưa ra định hướng mang tính cảm nhận (perceptive orientation) thay vì định hướng mang tính phán xét (judgmental orientation), ngăn chặn việc phát triển cảm nhận thành sự phán xét.
Ai cũng nên nhận thức rõ về khả năng mắc phải sai lầm của bản thân bằng cách:
– Chấp nhận rằng tất cả mọi người đều có thành kiến nằm trong tiềm thức, và vì thế rất dễ tấn công những phán xét chống lại mình.
– Từ tốn lắng nghe ý kiến của người khác trước khi đưa ra quan điểm của mình. Nói cách khác là làm đúng quy trình tư duy phản biện
– Nhận thức rằng trong lập luận của mình chắc chắn có sơ hở
– Cuối cùng, sử dụng những câu hỏi sau có thể giúp tăng thời gian trao đổi thông tin và lượng thông tin
– Khi dùng từ……., ý bạn là?
– Tại sao bạn lại đưa ra được kết luận đó?
– Tại sao bạn cho rằng mình đúng?
– Bạn lấy thông tin này ở đâu?
– Giả định gì khiến bạn đưa ra kết luận đó?
– Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn sai?
– Tại sao điều này lại quan trọng thế?
– Điều gì nữa có thể giải thích cho hiện tượng này?