Khi thuyết trình là thế mạnh
Kĩ năng thuyết trình chắc đã là “cơm bữa” với các bạn sinh viên, trải dài từ năm 1 đến năm 4 và vẫn dư âm khi ta đi làm sau này, đặc biệt với sinh viên ULIS chúng ta, những người đã phải tiếp xúc với chúng từ sớm và tần suất dày đặc.
Vậy làm thế nào để kĩ năng then chốt này trở thành một thế mạnh của chúng ta, hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Hình thức mở đường cho nội dung
Người ta nói: Nội dung quan trọng hơn hình thức. Nhưng sự thật, hình thức chính là một con đường gần nhất dẫn đến nội dung.
– Hình thức đa dạng
+ Chữ viết: Ngắn gọn, súc tích, bôi đậm từ khóa, 1 slide nên dùng 2-3 phông chữ.
+ Hình ảnh: rõ nét, liên quan đến nội dung bài, tránh để tên thương hiệu trên ảnh trông không chuyên nghiệp.
+ Slide: (tùy chủ đề mà chọn slide màu sắc hay tối giản, nhưng đừng quá màu mè nhé vì suy cho cùng “nhân vật chính” là bạn, slide là phụ)
2. Nói ít hơn nói nhiều
Chúng ta nên đi vào những ý trọng tâm, hay, ứng dụng cao và đáng bàn luận nhất hoặc các ý quan trọng làm tiền đề cho các phần tiếp theo.
→ Hãy soạn 1 tập tài liệu nhỏ (có thể file word, pdf hoặc photo) gửi đến các bạn và giáo viên trước khi buổi thuyết trình diễn. Điều này cũng giúp ghi điểm trong mắt giáo viên là bạn chuẩn bị bài rất kĩ và lường trước được mọi khả năng có thể xảy ra.
3. Xác định đối tượng người nghe
Tại sao cũng một nhóm người nghe, một đề tài đó nhưng có người lại gây được ấn tượng mạnh, người khác thì không?
Một phần giới trẻ ảnh hưởng từ MXH, cái gì cũng muốn NHANH- VUI- HIỆU QUẢ. Xác định được tâm lí đó, bạn nên tinh chỉnh cách triển khai đi thẳng vấn đề, cách nói pha chút hài hước, trending trên MXH, từ đó tạo sự gắn kết, gần gũi với người nghe. Thay vì rập khuôn trình bày nội dung mà “ai cũng nói được”.
4. Hiểu bài thuyết trình
Việc này giúp tiết kiệm thời gian chính bạn tự mày mò tài liệu và tránh được tình trạng học thuộc câu chữ thuyết trình mà không hiểu. Vì khi hiểu bài rồi, ý sẽ tự tuôn và trình bày sẽ tự nhiên thôi. Mặt khác, giáo viên sẽ đánh giá bạn rất cao khi hỏi bất kì phần nào bạn cũng nắm được bài tốt.
5. Tự tin
– Tự tin với thông tin truyền tải, người ta gọi “có chính kiến riêng của mình” (và biết tiếp thu ý kiến): Giả sử, người nghe/xem góp ý thông tin A,B,C này không phù hợp, chưa chính xác,hãy cứ bình tĩnh ghi nhận đóng góp và giải thích ngụ ý vì sao bạn lại chọn thông tin/ số liệu đó, tham khảo nguồn nào. Vì chỉ có bạn mới hiểu bạn là ai, bạn đã và đang làm gì.