Cách giới thiệu bản thân ấn tượng với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn

Để gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng, không chỉ là phải trả lời đúng các câu hỏi được đặt ra, bạn còn cần chuẩn bị một phần giới thiệu bản thân thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn sao cho thật hay và ấn tượng nhé!

I. Tầm quan trọng của việc giới thiệu bản thân

Thông thường, khi bắt đầu buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng luôn muốn ứng viên giới thiệu sơ lược về bản thân trước khi đi vào các câu hỏi chuyên môn. Việc làm này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng nắm được những thông tin cá nhân cũng như những điểm nổi bật trong phần giới thiệu bản thân của ứng viên.

Mặt khác, nhà tuyển dụng có thể quan sát được thái độ, cách ứng xử và mức độ tự tin của ứng viên. Thêm nữa, nó còn cho thấy được sự tương tác giữa ứng viên với nhà tuyển dụng, và giúp họ cân nhắc mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí công việc cũng như văn hóa công ty. Từ đó, có thể đưa ra quyết định tuyển dụng thích hợp nhất.

Ngoài ra, việc giới thiệu bản thân cũng chính là cơ hội cho ứng viên thể hiện với nhà tuyển dụng được những điểm mạnh cũng như sự khác biệt của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác. Và còn để cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người phù hợp với vị trí công việc đang tuyển dụng.

II. Các nội dung có trong bài giới thiệu cơ bản

1. Lời cảm ơn dành cho nhà tuyển dụng

Trước khi bắt đầu giới thiệu bản thân, bạn nên gửi một lời cảm ơn chân thành đến nhà tuyển dụng đã cho bạn cơ hội tham gia buổi phỏng vấn. Điều này sẽ khiến cho họ thấy được tôn trọng và dành cho bạn nhiều lời đánh giá tích cực. Ngoài ra, việc gửi lời cảm ơn trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn sẽ tạo được cảm giác cho nhà tuyển dụng rằng bạn là một ứng viên lịch sự, chuyên nghiệp và đáng tin cậy.

2. Giới thiệu đầy đủ họ tên, bí danh, tuổi

Chắc chắn rằng, bạn không thể bỏ qua phần giới thiệu tên họ, bí danh, tuổi. Bởi không ai muốn trong cả buổi nói chuyện mà vẫn không biết tên họ của đối phương là gì. Do vậy, hãy giới thiệu thật đầy đủ về họ tên, tuổi, bí danh (nếu có) của bạn trước khi giới thiệu chi tiết về các kỹ năng, học vấn và những yếu tố khác.

Khi giới thiệu tên tuổi sẽ giúp cho việc xưng hô giữa nhà tuyển dụng và bạn trở nên dễ dàng, thoải mái hơn. Cũng như giúp cho nhà tuyển dụng biết được những thông tin cơ bản về ứng viên của mình. 

3. Giới thiệu trình độ học vấn, chuyên môn

Mặc dù những thông tin về trình độ học vấn, chuyên môn của bạn đã được đề cập đến trong CV. Tuy nhiên, khi bạn nhắc lại cũng sẽ phần nào giúp cho nhà tuyển dụng lưu ý hơn về thông tin của bạn.

Ngoài ra, có thể trên CV bạn đã không trình bày hết được những điểm nổi bật, thì đây cũng chính là cơ hội cho bạn thể hiện trình độ cũng như chuyên môn của bản thân nhằm gây được ấn tượng và sự ghi nhớ của nhà tuyển dụng. 

4. Giới thiệu rõ ràng về kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc chính là một trong những mục mà nhà tuyển dụng rất quan tâm, vì vậy bạn nên chọn lọc những kinh nghiệm có thể đáp ứng cho vị trí công việc ứng tuyển. Hạn chế việc trình bày tất cả, điều đó sẽ làm cho nhà tuyển dụng không thể nắm được nội dung chính mà bạn muốn truyền đạt hoặc sẽ bị nhiễu loạn khi có quá nhiều thông tin được trình bày.

Nếu là sinh viên mới ra trường, bạn hãy tự tin kể về những hoạt động tình nguyện hay hoạt động xã hội mà mình đã từng tham gia. Từ đó rút ra những bài học, kinh nghiệm mà bạn thu được và có thể áp dụng cho vị trí bạn đang ứng tuyển. Điều này giúp cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người chịu học hỏi và biết lắng nghe, giúp đỡ mọi người.

Dù rằng bạn có kinh nghiệm làm việc hay không, khi trình bày, bạn cần giữ được sự bình tĩnh, tự tin và khéo léo. Để khi nhà tuyển dụng có đặt câu hỏi bất ngờ bạn vẫn có thể trả lời được. Chú ý nhấn mạnh những kinh nghiệm, bài học có liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển để tạo nên sự nổi bật trong phần giới thiệu của mình nhé!

5. Sơ lược về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Việc trình bày điểm mạnh và điểm yếu của bản thân giúp cho nhà tuyển dụng đánh giá được bạn có thực sự phù hợp với công việc hay không. Do đó, bạn cần hiểu rõ những điểm mạnh – yếu của bản thân và trình bày ngắn gọn, cụ thể cho nhà tuyển dụng nắm được những tiềm năng và hạn chế trong bạn.

Đây được xem là phần khá cần thiết cho những sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Bởi lẽ, nhà tuyển dụng có thể cân nhắc và đánh giá khách quan hơn về mức độ phù hợp của bạn với công việc ứng tuyển cũng như văn hóa tại công ty.

6. Sơ lược về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

Đây là phần giúp nhà tuyển dụng đánh giá được ứng viên có mong muốn gắn bó lâu dài với công ty không, hay chỉ muốn học tập và trau dồi thêm kinh nghiệm làm việc. Vì vậy, việc sơ lược về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn được nhà tuyển dụng khá quan tâm.

Bạn nên xác định rõ những mục tiêu ngắn hạn cũng như mục tiêu dài hạn của bản thân. Ngoài việc vạch rõ đường hướng phát triển cho bản thân, thì nó còn để nhà tuyển dụng thấy được sự chuyên nghiệp và tầm nhìn của bạn khi luôn có những định hướng rõ ràng cho tương lai.

7. Nguyện vọng với vị trí làm việc

Thông qua những nguyện vọng về vị trí việc làm như môi trường làm việc, các khóa đào tạo, và cơ hội thăng tiến,… nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc chọn lựa được ứng viên phù hợp với định hướng phát triển của công ty. Vì lẽ đó, bạn cần thể hiện rõ cho nhà tuyển dụng thấy những nguyện vọng với vị trí làm việc cũng như mong muốn được tuyển dụng và làm việc tại công ty lâu dài.

8. Lời cảm ơn sau khi hoàn thành bài giới thiệu

Để kết thúc phần giới thiệu bản thân một cách ấn tượng và chuyên nghiệp, bạn nên gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã lắng nghe. Bằng cách này, bạn vừa có thể kết thúc phần giới thiệu bản thân không quá đơn điệu mà còn có thể ghi điểm lịch sự trong mắt nhà tuyển dụng. Vì vậy, đừng quên gửi lời cảm ơn trước khi kết thúc phần giới thiệu bản thân của mình nhé!

III. Cách thể hiện bài giới thiệu bản thân ấn tượng

Việc giới thiệu bản thân không chỉ để nhà tuyển dụng nắm được những thông tin nổi bật của bạn, mà còn để đánh giá thái độ và kỹ năng trình bày của bạn. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị thật kỹ trước phần giới thiệu bản thân của mình. Bạn nên giữ bình tĩnh, thái độ tự tin cùng ánh mắt luôn nhìn thẳng về phía nhà tuyển dụng, tránh việc liếc mắt nhiều nơi khác. Nếu được, bạn nên kết hợp với ngôn ngữ cơ thể thay về vì ngồi im để cho phần trình bày của bạn thêm phần sinh động và không đơn điệu.

Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị bài giới thiệu và tập luyện từ trước để tránh mắc lỗi khi nói. Bài giới thiệu bản thân cần ngắn gọn, nêu lên được ý chính và những điểm nổi bật bạn muốn nhắc đến. Sử dụng từ ngữ đơn giản và sắp xếp câu chữ mạch lạc để tránh việc câu văn bị lủng củng gây khó hiểu. Hơn thế nữa, bạn nên trung thực và khiêm tốn khi giới thiệu về bản thân cho nhà tuyển dụng thấy được tác phong chuyên nghiệp trong phần giới thiệu của mình.

Để tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng, khi giới thiệu bản thân, bạn nên luôn mỉm cười và trình bày chậm rãi, rõ ràng, thể hiện được sự thân thiện và chân thành khi nói. Từ đó, thể hiện rõ sự khác biệt với những ứng cử viên khác và thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn.

IV. Lưu ý khi chuẩn bị bài giới thiệu bản thân

1. Tìm hiểu các thông tin về nhà tuyển dụng

Để có sự chuẩn bị thật tốt, bạn nên tìm hiểu các thông tin về công ty cũng như công việc bạn sắp ứng tuyển. Bằng việc tìm hiểu, bạn sẽ có được những thông tin như: tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, văn hóa công ty, tính chất công việc, đường hướng phát triển cho nhân viên của công ty,… Với việc tìm hiểu cũng phần nào cho bạn tự đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với môi trường làm việc và trách nhiệm công việc.

Ngoài ra, việc tìm hiểu về nhà tuyển dụng thể hiện được rằng bạn rất tâm huyết với vị trí công việc này. Nhờ đó, bạn có thể gây được ấn tượng tốt và tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng cũng như cho họ thấy tinh thần làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc từ bạn.

2. Chuẩn bị tinh thần tốt cho buổi phỏng vấn

Khi tham gia phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị một tinh thần tốt, cố gắng giữ được sự bình tĩnh và luôn duy trì ở trạng thái thoải mái. Đừng tự tạo áp lực bản thân khi mà bạn đã chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn, điều đó sẽ càng làm bạn bối rối khi đối mặt với nhà tuyển dụng.

Vì thế nên, bạn cần giữ tinh thần thật tốt để có thể tự tin trình bày phần giới thiệu bản thân của mình. Cho nhà tuyển dụng thấy được sự nổi bật của bạn so với những viên khác và đánh giá cao sự chuẩn bị và tính nghiêm túc của bạn.

3. Nên tạo điểm nhấn nổi bật cho bài giới thiệu

Nếu bạn chỉ chuẩn bị bài giới thiệu theo mẫu chuẩn hay đi theo một lối mòn nhất định, sẽ làm cho bài giới thiệu trở nên nhàm chán, đơn điệu và không tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vì vậy trong bài giới thiệu bản thân, bạn nên tạo những điểm nhấn quan trọng như kinh nghiệm làm việc, điểm mạnh hay mục tiêu nghề nghiệp. Từ đó, nhấn mạnh cho nhà tuyển dụng thấy điểm nổi bật của bạn là gì.

Trường hợp là sinh viên và chưa có kinh nghiệm làm việc, hãy gây ấn tượng bằng sự năng động, nhiệt huyết, những kinh nghiệm và bài học có được trong các hoạt động hay trong quá trình học tập mà bạn rút ra được. Cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là người có chí cầu tiến, ham học hỏi và chăm chỉ trong công việc.

4. Tuyệt đối tránh việc giới thiệu quá khoa trương, phóng đại

Khi giới thiệu bản thân, bạn nên giữ sự tự tin khi nói. Tuy nhiên, cũng không nên quá cường điệu khi trình bày về những điểm nổi bật của bản thân, điều đó sẽ làm cho bài giới thiệu của bạn trở nên khoa trương và tạo cảm giác không chân thực. Khi đó, bạn sẽ làm cho nhà tuyển dụng thấy khó chịu và cảm thấy lời bạn nói không đáng tin. Vì vậy, bạn nên điều chỉnh thái độ phù hợp khi giới thiệu bản thân trước nhà tuyển dụng nhé!

5. Không quên lời cảm ơn dành cho nhà tuyển dụng

Khi bắt đầu hay kết thúc phần giới thiệu, bạn hãy luôn nhớ gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng. Đây vừa là phép lịch sự, cũng để cho nhà tuyển dụng thấy thoải mái và cảm nhận được sự tôn trọng từ ứng viên của mình.

V. Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

1. Mẫu tiếng Việt

– Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn tiếng Việt 1

Em chào các anh chị. Lời đầu tiên em xin cảm ơn các anh chị và Quý công ty đã cho em cơ hội được tham gia buổi phỏng vấn hôm nay. Sau đây em xin giới thiệu đôi nét về bản thân. Em là …, … tuổi. Em đã tốt nghiệp đại học X, chuyên ngành …

Sau 1 năm ra trường, em đã có kinh nghiệm làm Marketing cho agency A trong vòng 1 năm. Em khá tự tin vào khả năng viết của bản thân nhờ vào việc theo học chuyên Văn từ cấp 3 và sau đó em cũng đạt được một số giải thưởng về bộ môn này như giải Học sinh giỏi quốc gia. Em luôn tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết thông qua công việc viết content cho công ty làm về quảng cáo.

Trong quá trình tích lũy công việc, em không tách rời việc rèn thêm các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc dưới áp lực. Nhờ vậy mà các nhiệm vụ hay tổ nhóm em đều làm việc năng suất và hiệu quả.

Em tin rằng với những gì em đã tích lũy được trong thời gian, em có thể đảm nhận được vị trí Content Creator của công ty mình. Em cảm ơn anh chị đã lắng nghe.

– Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn tiếng Việt 2

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị và Quý công ty đã cho tôi cơ hội tham gia buổi phỏng vấn hôm nay. Tôi tên là …. Tôi vừa tốt nghiệp đại học chuyên ngành …. Và đang tìm kiếm công việc đầu tiên.

Tôi là người ham đọc sách, thích học hỏi và hướng ngoại. Tôi thích làm việc trong môi trường nghiêm túc và có thể phát triển sự nghiệp. Tôi tin rằng với những gì tôi đã tích lũy được trong thời gian học tập cũng như qua các hoạt động xã hội, tôi có thể đảm nhận được vị trí … của Quý công ty. Tôi xin cảm ơn anh chị đã lắng nghe.

2. Mẫu tiếng Anh

– Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn tiếng Anh 1

Good morning. My name is… I’ve been working as a Marketing Staff for 3 years. At my current job in planning, developing and implementing effective marketing communication campaigns. I also write content for all marketing collateral, including brochures, letters, emails and websites.

I’m known as a detail-oriented and good communicator employee. I never miss deadlines and can take multiple tasks at once. My supervisor also appreciates my enthusiasm for the job.

 With my experience, I’m looking for an opportunity to take you for an open job. I hope to work for an organization like yours, contributing to improving the environment, which is something I’m interested in. Thank you for listening.

– Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn tiếng Anh 2

I would like to thank you for giving me the opportunity to participate in this interview today. My name is …. I just graduated from university majoring in…. And looking for the first job.

I am an avid reader, love to learn and extrovert. I like to work in a serious environment and can develop my career. I believe that with what I have accumulated during my studies as well as through social activities, I can take on the position … of your company. Thank you for listening.